Kinh thành Huế là địa điểm mà bất kỳ kinh nghiệm du lịch Huế nào cũng không thể bỏ qua. Là kinh đô của triều Nguyễn trong suốt 143, kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế có diện tích đến 520 ha và được chia thành hai phần: nơi dân thường và quan lại sinh sống, và Hoàng Thành – nơi sống và làm việc của vua và hoàng tộc.

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Những ô cửa ngập nắng trong thành. @nguyen.duchuyy
Nói đơn giản, Hoàng thành là vòng thành thứ hai trong quần thể kinh thành Huế, là nơi vua quan triều Nguyễn làm việc. Vòng thành cuối cùng của kinh thành Huế chính là Tử Cấm Thành, gồm các cung điện nơi vua và hoàng gia sinh hoạt hằng ngày.
>> Xem thêm : thuê xe limousine đi SaPa

Để hoàn thành một số lượng công trình đồ sộ bên trong Hoàng thành là một quá trình dài của nhiều đời vua. Tuy nhiên tất cả đều được xây dưng theo các nguyên tắc chặt chẽ trong kiến trúc thời phong kiến, sử dụng các chất liệu sang trọng bậc nhất như ngới lưu ly, gạch Bát Tràng tráng men, sơn thếp long – vân…

** Một số di tích quan trọng bên trong Hoàng thành Huế:

Ngọ Môn

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. @kim.prkshutter
Là cổng chính của Hoàng thành, Ngọ Môn chỉ dành làm lối đi của vua hoặc để đón tiếp các sứ thần. Kể từ khi được xây dựng vào đời vua Minh Mạng, Ngọ Môn là nơi diễn ra nhiều sự kiện, lễ lạc quan trọng, trong đó có sự kiện vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị vào năm 1945.

Kỳ đài

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Khoảnh sân rộng trước kỳ đài. @hoennn
Kỳ đài là cột cờ treo cờ của triều đình, nằm chính giữa hướng Nam của kinh thành – theo lời ghi trong Kinh Dịch là “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (vua quay mặt về hướng Nam cai trị thiên hạ).

Điện Thái Hòa

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Điện Thái Hòa là nơi đăng quang của các vị vua triều Nguyễn. @thaomitsstuff
Như một biểu trưng quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi là nơi tổ chức các nghi thức quan trọng của triều đình như lễ đăng quang, đón tiếp sứ thần, sinh nhật vua, hoặc buổi đại triều mỗi tháng 2 lần.

Quốc Tử Giám – Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Quốc Tử Giám Huế là trường đại học duy nhất của nước ta trong thời Nguyễn. @internet
Quốc Tử Giám đóng vai trò như một trường đại học thời phong kiến, ban đầu được thành lập tại Thăng Long vào thời Lý. Đến thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được xây dựng tại Huế, cơ sở ngoài Hà Nội được ấn định là Văn Miếu – nơi thờ phụng các vị thánh nhân. Quốc Tử Giám Huế từ đó đóng vai trò là trường đại học duy nhất của cả nước, quy tụ và đào tạo hàng trăm nhân tài thời Nguyễn.

Nay, Quốc Tử Giám Huế đã trở thành Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, nơi lưu giữ các hiện vật lịch sử của Huế qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là thời cách mang – kháng chiến oanh liệt.

Điện Long An – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Điện Long An nay là nơi lưu giữa hình ảnh một thời cung cấm. @anndang65
Được vua Thiệu Trị xây dựng để làm nơi nghỉ ngơi, đọc sách, điện Long An nay được xây dựng thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là lưu giữ các diện vật cung đình, mang đến một cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc sống vàng son khi xưa.

Giờ tham quan: 7:00 – 17:00 mỗi ngày (thứ Hai đóng cửa).
Giá vé chung tham quan Đại Nội và bảo tàng: 150.000 VND/ vé.

Khu vực thành phố Huế
Kinh thành Huế thường được gọi ngắn gọn là khu vực thành nội, bên ngoài kinh thành Huế xưa (nay vẫn thuộc địa phận thành phố Huế) cũng có không ít địa điểm du lịch nổi tiếng.

Chùa Thiên Mụ

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Tháp phước Duyên 7 tầng nổi tiếng của chùa Thiên Mụ. @myamism
Chùa Thiên Mụ sở hữu vị trí đẹp như mơ trên ngọn đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, từ lâu đã trở thành một hình ảnh đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Chùa được xây dựng năm 1601 bởi vị vua đầu tiên của triều Nguyễn – Nguyễn Hoàng và vẫn duy trì là ngôi chùa quy mô nhất xuyên suốt triều đại này.

Gắn liền với chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên và tiếng chuông chùa vang xa. Điều khiến tiếng chuông chùa Thiên Mụ trở nên đặc biệt như thế là bởi chuông được đánh một ngày hai lần, 3:30 và 19:30, mỗi lần đánh liên tục 108 hồi trong 1 tiếng. Phải là những người có luyện tập và say mê mới có thể làm được điều này.

Sông Hương

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Sông Hương bên bến Tòa Khâm. @phucvo1410
Trải dài trên khắp vùng đất cố đô chính là sông Hương. Con sông yên bình, rộn lớn, trôi lững lờ, uốn mình qua khắp những địa danh nổi tiếng của thành phố Huế.

Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc có vô vàn cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Hương: ngắm sông từ chùa Thiên Mụ, đi thuyền rồng trên sông, hoặc nghe ca Huế trên sông về đêm… Mỗi trải nghiệm đều như một hình ảnh riêng biệt của con sông này.

Cầu Tràng Tiền

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Cầu Tràng Tiền nhìn từ trên cao. @noellamjj
Cũng là một hình ảnh biểu trưng của thành phố, cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương cũng là điều mà người dân xứ Huế luôn tự hào. Cầu được xây cách đây đã hơn 200 năm, ban đầu chỉ là chất liệu mây bình dân nhưng sau đó được người Pháp xây dựng thành cây cầu sáu nhịp bằng sắt như hiện nay.

Nếu có dịp du lịch Huế vào mùa hè, đừng bỏ qua thời điểm cầu Trường Tiền đẹp nhất – khi những đóa phượng đỏ nở rực, như điểm xuyết vào khung cảnh bình yên vốn có.

Chợ Đông Ba

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế. @xuanhuy_
Đông Ba là ngôi chợ quy mô nổi tiếng nhất không chỉ của Huế mà còn của khắp khu vực miền Trung. Chợ buôn bán đầy đủ các mặt hàng từ thực phẩm, đồ dùng hằng ngày, đến những món đặc sản của Huế như hạt sen khô hồ Tịnh Tâm (trong Kinh thành), nón lá Phú Cam, hay đồ kim hoàn làng Kế Môn…

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Hoàng hôn trên sông Hương nhìn từ đồi Vọng Cảnh. @everydayvietnam
Thuộc khu vực Tây Nam thành phố, đồi Vọng Cảnh nằm yên bình bên con sông Hương duyên dáng. Đúng với cái tên Vọng Cảnh của mình, đứng trên đồi, bạn có thể phóng tầm mắt đến khắp những địa danh du lịch nổi tiếng của Huế như núi Ngọc Trản – nơi có điện Hòn Chén, các khu lăng tẩm, những mái đền chùa cổ kính… xen giữa những trảng rừng xanh thơ mộng.

Cất túi kinh nghiệm du lịch Huế tự túc để trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô
Đường lên núi Ngự Bình. @zenda___
Ngự Bình là ngọn núi luôn đi lền với sông Hương. Sở hữu một vị trí tĩnh lặng soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, núi Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, trông xa như một tấm bình phong che chắn cho vùng đất kinh thành xưa kia. Đứng trên đỉnh núi Ngự, bạn cũng sẽ sở hữu toàn cảnh thành phố xinh đẹp.
>>> Xe thêm các bài viết khác tại : http://xetruongthanh.com