Đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh, hạn chế nằm sấp, đi đứng thẳng lưng, thoa kem giảm đau... giúp hạn chế các triệu chứng bệnh xương khớp.
Nguyên nhân gây đau cơ xương khớp

Bên trong xương khớp luôn diễn ra hai quá trình đối ngược: tái tạo và phân huỷ. Bước vào tuổi trung niên, tốc độ phân hủy của xương thường diễn ra nhanh hơn quá trình tạo thành. Xương bắt đầu suy yếu và giảm mật độ. Quá trình này làm lớp sụn mỏng dần, phần xương dưới sụn bị lão hóa. Áp lực cơ thể chèn ép lên phần xương dưới sụn, gây đau nhức khi vận động hay thay đổi tư thế.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa cũng suy giảm khi tuổi cao. Máu và chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể giảm dần. Hệ xương khớp không được bổ sung đầy đủ các hoạt dịch lỏng và chất nhờn, dễ đau nhức khi vận động, ma sát. Tag: Cách dùng viên nang cao khô MED JOIN



Chứng đau xương khớp thường gia tăng vào giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết trở lạnh hoặc áp suất không khí giảm. Nhiệt độ giảm làm cho cơ gân bị co rút lại, lưu thông dịch khớp giảm đi, ma sát giữa các đầu xương tăng lên. Trời lạnh cũng làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, tuần hoàn máu đến khớp xương bị hạn chế, gây đau nhức khi cử động. Mùa hè, áp suất không khí giảm, cũng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, gây đau.

Lúc còn trẻ, nếu bạn vận động thể thao quá sức; thường xuyên đi giày cao gót; có thói quen bẻ tay; ngồi và làm việc sai tư thế; gánh gồng nặng nhọc… sẽ dễ mắc chứng đau xương khớp khi bước vào tuổi trung niên. Tag: Ưu điểm của viên nang cao khô MED JOINT

Các biện pháp cải thiện

Vận động, tập thể dục, thể thao phù hợp và lành mạnh là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng đau cơ xương khớp tuổi trung niên. Ở giai đoạn cao tuổi, nên tham gia các hoạt động bổ ích như đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh… Chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp, làm giảm áp lực lên bề mặt sụn, giúp cho xương khớp được khỏe mạnh.

Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế gây áp lực lên khớp như hạn chế việc nằm sấp; ngồi, đi, đứng thẳng lưng; cúi xuống bê vật nặng… Khi có tuổi, không nên làm việc và lao động quá sức làm xương khớp quá tải.



Chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp cải thiện tình trạng đau xương khớp. Ở tuổi trung niên, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất vào trong bữa ăn hàng ngày (rau, củ, quả, trứng, sữa, cá, tôm, cua...) để làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Nên giảm các thực phẩm giàu chất béo và đường (đồ ngọt, thức ăn nhanh…) để duy trì thể trạng cân đối; tránh béo phì để không gây gia tăng áp lực lên xương khớp. Tag: Hướng dẫn sử dụng viên nang cao khô MED JOINT

Khi đau nhức xương khớp, có thể giảm triệu chứng bằng cách sử dụng các loại kem bôi tạo cảm giác nóng tại chỗ. Cảm giác nóng từ thuốc thoa giúp làm giãn mạch gần kề dưới da, vừa kích thích tưới máu, vừa tạo điều kiện cho các chất giảm đau thẩm thấu đến các vùng cơ bị đau, nhờ đó hiệu quả giảm đau nhanh hơn.

Ngoài ra, thường xuyên thăm khám bác sĩ đều đặn để theo dõi tình trạng bệnh, tránh để chứng đau xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/chung-dau-co-xuong-khop-o-tuoi-trung-nien-3699027.html?utm_source=search_vne