Ý tưởng cơ bản của sự tăng trưởng đi đôi với bình đẳng dựa vào cách đặt vấn đề: có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng được không? Một trong những hướng giải quyết vấn đề này là dựa vào mô hình của nhà kinh tế Nhật Bản H.Oshima.
Trong mô hình hai khu vực, Oshima đã xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp Châu Á, đó là sản xuất lúa nước có tính thời vụ cao và cho rằng quá trình tăng trưởng cần được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chính quá trình này sẽ dẫn đến hạn chế sự bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng.
Theo Oshima, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu, do việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của Nhà nước về giống, kĩ thuật, đồng thời việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn (vốn là khu vực có thu nhập thấp nhất trong xã hội) được tăng dần.
Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và xí nghiệp quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu, bất bình đẳng về thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về quy mô và có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới. Sau đó, do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kĩ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dần.
Vậy điều này có tác động như thế nào đến tăng trưởng? Theo Oshima, tiết kiệm sẽ tăng lên ở các nhóm dân cư, kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập ở họ dần dần thỏa mãn được các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư giáo dục đào tạo cho con em họ.
4/ Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế (của ngân hàng thế giới WB)
Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục.
Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng.
Cần phải có những chính sách phân phối lại tài sản là vì: theo phân tích của WB, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập của các cá nhân ở hầu hết các nước đang phát triển là do sự bất công trong vấn đề sở hữu tài sản.
Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập là vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nguồn lực (dưới hình thức học vấn cao). Chính sách đã được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển để phân phối lại tài sản là chính sách cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người.
Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách nói trên như chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự là công cụ có tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ. Vì vậy vấn đề bất bình đẳng về thu nhập vẫn tồn tại.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
+ luan van tot nghiep tai chinh ngan hang
+ luận văn thạc sĩ luật kinh tế