1/ Cơ cấu vốn tối ưu là gì?
Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Vậy cơ cấu vốn tối ưu là gì? Một cơ cấu vốn được gọi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.
Như vậy có hai căn cứ để xác định vốn tối ưu của doanh nghiệp, đó là chi phí sử dụng vốn và giá thị trường của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá thị trường của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp quyết định.
Giá cổ phiếu trên thị trường có thể là cao nhất nhưng không phải vì cơ cấu vốn tối ưu mà vì các yếu tố khách quan nào đó tác động. Ở đây tôi chỉ nghiên cứu giác độ chi phí sử dụng vốn thấp nhất dẫn đến các tác động tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Do vậy, thiết lập cơ cấu vốn tối ưu sẽ dựa trên cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được điểm cơ cấu vốn tối ưu mà chỉ có thể tiến gần tới điểm cơ cấu vốn tối ưu đó. Nhưng làm thế nào xác định được cơ cấu vốn tối ưu, có định lượng được hay không? Đây là một vấn đề rất mới cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn và đây cũng chính là nội dung của chuyên đề này.
Như vậy, có thể thấy việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là nội dung quan trọng trong chính sách quản lý vốn của của một doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi xây dựng chính sách quản lý vốn cũng nhằm vào ba mục tiêu: (i) huy động được vốn với qui mô tối đa, (ii) xác định cơ cấu vốn tối ưu và (iii) duy trì được cơ cấu vốn tối ưu.
Cả ba mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng, đảm bảo một cơ cấu vốn tối ưu về qui mô và chi phí. Có như vậy, doanh nghiệp mới có cơ hội đầu tư một các hiệu quả và đa dạng, sử dụng có hiệu quả vốn huy động.

Cơ cấu vốn tối ưu là gì?
Xem thêm: https://trithuccongdong.net/vai-tro-cua-thi-truong-chung-khoan-doi-voi-nen-kinh-te-thi-truong.html]Vai trò của thị trường chứng khoán[/url], chế độ tỷ giá
2/ Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu
Chi phí sử dụng vốn
Để có thể xác định được một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp thì việc nghiên cưú chi phí sử dụng vốn có tính tiên quyết. Đây là nhân tố tác động đến cơ cấu vốn có thể định tính và định lượng được, vì vậy xác định chính xác chi phí sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ thiết lập vốn tối ưu.
Chi phí sử dụng vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì lãi vay và các chi phí khác để tiếp cận với vốn vay ngân hàng chính là chi phí vốn ngân hàng. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi thì chi phí vốn chính là tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông và các chi phí khác liên quan đến phát hành cổ phiếu.
Chi phí vốn của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn đó. Tương ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ có hai loại chi phí vốn.
– Chi phí Nợ
Chi phí Nợ được hiểu là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để huy động nợ. Chi phí Nợ có thể được xác định tương đối dễ dàng căn cứ vào các thông tin trên thị trường tài chính. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu trên thị trường thì khi phát hành thêm trái phiếu sẽ căn cứ vào lãi suất đáo hạn của traí phiếu đó để xác định tỷ lệ lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.
Điểm khác biệt giữa chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí xác định sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu
– Chi phí vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm ba bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
– Chi phí của cổ phiếu ưu tiên
Vì cổ phiếu ưu tiên có tỷ lệ chi trả cổ tức cố định, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên nên chi phí của việc sử dụng vốn do phát hành cổ phiếu ưu tiên sẽ được xác định trên cơ sở chuỗi niên kim cố định từ cổ tức hàng năm. Do vậy, chi phí của cổ phiếu ưu tiên kp bằng:
kp=D/Po
Trong đó:
+ D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên.
+ Po: Giá của cổ phiếu ưu tiên.
– Chi phí của cổ phiếu thường
Việc xác định chi phí của cổ phiếu thường phức tạp hơn so với chi phí của cổ phiếu ưu tiên. Chi phí của cổ phiếu thường được xác định dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản (i) cách tiếp cận sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức DGM (Devidend Growth Model) và (ii) cách tiếp cận bằng mô hình định giá tài sản tài chính CAPM.
– Chi phí lợi nhuận giữ lại:
Chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với việc sử dụng lợi nhuận giữ lại của nhà đầu tư. Thay vì việc nhận được cổ tức vào cuối năm, các cổ đông chỉ đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận với điều kiện việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lời trong tương lai cao hơn tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại. Như vậy, đối với doanh nghiệp, để có thể sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp phải mất chi phí vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư yêu cầu đối với doanh nghiệp. Có 3 phương pháp để xác định chi phí này, xuất phát từ bản
chất của chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với nhà đầu tư: (i) phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với phần bù rủi ro, (ii) phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức và (iii) phương pháp định giá tài sản tài chính CAPM.
+ Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng phần bù rủi ro
Vì bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận cơ hội đầu tư ít rủi ro nhất, đó là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tất nhiên với cơ hội đầu tư này, lãi suất nhận được là cố định. Do vậy, thay vì nhận cổ tức để tái đầu tư và trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận. Vì thế, chi phí của việc giữ lại lợi nhuận đối với doanh nghiệp chính là cơ hội có được lợi nhuận do đầu tư vào trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư, cộng thêm một mức phần thưởng rủi ro .
Phương pháp này tương đối dễ áp dụng vì lãi suất trái phiếu chính phủ được công bố công khai trong các đợt phát hành.
Xem đầy đủ: cơ cấu vốn tối ưu