Tại cuộc gặp gỡ Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cùng nhiều lãnh đạo TP với các DN trong lĩnh vực hạ tầng, nhiều kiến nghị xoay quanh chỉnh trang đô thị, cải tạo chung cư cũ đã được đặt ra.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), mặc dù thành phố đã xây dựng lại được một số chung cư cũ nhưng kết quả đó còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang đô thị của thành phố.

>>> Xem thêm: mua nhà chung cư giá rẻ

>>> Xem thêm: shophouse

>>> Xem thêm:

Vẫn còn 2/3 chặng đường

Theo HoRE, nguyên nhân chủ yếu là do: Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành mất rất nhiều thời gian, chưa hợp lý; Chỉ tiêu quy hoạch áp dụng để xây dựng lại nhà chung cư cũ, hư hỏng chưa tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn.

Với khoảng 474 chung cư cũ cần được kiểm định, phần lớn được xây dựng từ giữa những năm 1960 cho đến nay và có đến 106 chung cư, nhà tập thể đã bị xuống cấp nặng và kế hoạch 2016 - 2020, thành phố sẽ di dời, tháo dỡ khoảng 70 chung cư cũ với hơn 7.249 hộ dân đang sinh sống và sửa chữa 3 lô chung cư cũ với quy mô 10.000 m2 sàn.

Đồng thời, TP sẽ khởi công xây dựng mới thay thế 61 lô chung cư cũ với quy mô khoảng 9.870 căn hộ, tương đương 901.696 m2 sàn, số liệu cho dù kế hoạch này đạt được (trong tính cả 3 năm tới), có nghĩa TP HCM vẫn còn tới 2/3 chung cũ cần được tháo dỡ, di dời, cải tạo lại.

Sang 2017, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, tại thời điểm hiện nay, đã có 1 số thuận lợi về chính sách để việc thúc đẩy cải tạo chung cư cũ đi đến tốc độ nhanh hơn. Quan trọng nhất là hiện tại Thành phố đã có văn bản ủy quyền cho các quận, huyện kiểm định, đánh giá và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn địa phương quản lý.

Thành phố cũng ban hành chỉ tiêu quy hoạch cải tạo, nâng cấp chung cư cũ theo hướng phân nhóm chung cư sau cải tạo có hiệu quả kinh tế, nhóm có hiệu quả kinh tế thấp và nhóm không có hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó làm bộ tiêu chuẩn đối chiếu để quận, huyện ra quyết định lựa chọn, thu hút chủ đầu tư vào tham gia cải tạo chung cư cũ.

Mở đường cho DN tham gia đầu tư

Ông Võ Văn Bé, Công ty TNHH xây dựng - thương mại Thuận Việt, cho biết, cách đây 7 năm công ty ông đã trình đề án xây lại chung cư sắp sập ở P 2, Q 10 với các sở ngành của TP nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua. Mặc dù, để làm dự án này công ty ông đã trình phương án khả thi hơn cả quy định của TP.

Tất nhiên, để thực thi được dự án này, ông Bé và Cty cũng đưa ra 1 số đề xuất mà có lẽ, các cấp quận, huyện được ủy quyền chọn chủ đầu tư, thông qua đề án sẽ khó có tiếng nói quyết định.

Ngoài đề án của ông Bé, nhiều DN cũng trao đổi cho biết họ có nhu cầu tham gia cải tạo chung cư cũ, góp phần nâng cao bộ mặt đô thị TP HCM và nói thẳng ra, có nguyện vọng tham gia khai thác một phần quỹ đất tập trung ở các khu vực quận trung tâm của TP HCM - nhưng không hề dễ dàng.

Thủ tục nhiêu khê, khâu đền bù gặp nhiều trở ngại bởi tính pháp lý sở hữu của người dân ở các khu chung cư cũ... Bên cạnh đó, để DN tham gia góp vốn cải tạo chung cư cũ, những hậu thuẫn về hạ tầng cơ sở nội ngoại khu từ phía chính quyền cũng rất quan trọng.

Chẳng hạn, một chung cư sắp sập có 4 tầng lầu với vài trăm hộ dân, DN đền bù theo phương thức dân được sở hữu nhà mới/ tại định cư tái chỗ, thì để có hiệu quả kinh tế, DN cũng phải dôi dư một số lượng căn hộ mới tính theo hàng trăm. Nhiều địa phương cơ sở và người dân lập tức có ý kiến với số lượng như vậy, dự án cải tạo sẽ gây quá tải hạ tầng, dân khó sống. DN chưa muốn đầu tư đã... đầu hàng.

Ông Châu chia sẻ, để giải bài toán dân không chịu di dời, đòi đền bù quá mức, gỡ khó cho DN, trong thời gian tới cần xác lập các tiêu chí: Cho dân tái định cư tại chỗ là tối ưu; có thể tính phương án bố trí cho dân tái cư ở gần cùng khu vực (cùng quận) để người dân có một chung không gian.

“Việc di dời, giãn dân ra khu vực vệ tinh đối với các đối tượng đang sống trong các khu chung cư cũ cần cải tạo chỉ thực hiện trong trường hợp bất khả kháng. Giải quyết được tư tưởng của người dân ở khu chung cư cũ, mới thông được đến chính quyền địa phương và các cấp, trên cơ sở hài hòa lợi ích của người dân – chủ đầu tư và mục tiêu sau cùng là chỉnh trang đô thị, đảm bảo an sinh, xã hội”, ông Châu nói.