1.Khái niệm tiền lương là gì?
Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng của công việc của họ. Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức lương theo thời gian, lương theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh; 5% còn lại là do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Qũy này do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý.
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân viên chức trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT theo quy định hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, để có nguồn chi phí lao động công đoàn, hàng tháng, doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiêm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh) thực tế phải trả cho người lao động – kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn (KPCĐ). Tỷ lệ KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%.

Tiền lương là gì
2.Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương và các khoản trích theo lương đóng một vai trò quan trọng vì một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí rất lớn trong hầu hết các doanh nghiệp cũng như các tổ chức.
Thứ hai, Trong các cuộc kiểm toán mà tiền lương là một bộ phận đáng kể của hàng tồn kho tại các công ty sản xuất và chế biến và công ty xây dựng…, việc phân loại không đúng đắn tài khoản tiền lương có thể ảnh h-ởng đáng kể đến quá trình đánh giá tài sản của một số tài khoản như sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm hoặc các công trình đang xây dựng dở dang. Thí dụ, chi phí sản xuất chung phân bổ cho hàng tồn kho vào ngày lập bảng cân đối tài sản có thể bị báo cáo dư nếu tiền lương của nhân viên quản lý hành chính vô tình phân bổ vào chi phí sản xuât chung. Tương tự, quá trình đánh giá hàng tồn kho bị ảnh hưởng nếu chi phí lao động trực tiếp của các cá nhân, nhân viên không phân bổ cho đúng công việc hoặc đúng quá trình sản xuất. Khi một số công việc được tính hoá đơn theo phương pháp cộng chi phí, thu nhập và giá trị của hàng tồn kho đều bị ảnh hưởng bởi việc phân bổ chi phí lao động không đúng công việc.
Khi chi phí lao động là một yếu tố trọng yếu trong quá trình đánh giá hàng tồn kho thì phải có một sự chú trọng đặc biệt vào việc khảo sát các quá trình kiểm soát nội, bộ cách phân loại đúng đắn các nghiệp vụ tiền lương. Tính chất nhất quán từ kỳ này qua kỳ khác, một tính chất cơ bản của cách phân loại, có thể được khảo sát bằng việc xem xét lại sơ đồ tài khoản và các thể thức thủ công. Điều cũng nên làm là đối chiếu các phiếu công việc hoặc bằng chứng khác về sự có làm việc của nhân viên trong một công việc hoặc quá trình sản xuất cá biệt với sổ sách kế toán mà có ảnh hưởng đến quá trình đánh giá hàng tồn kho.
Thứ ba, tiền lương là một trong các khoản mục có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bị thất thoát. Với những lý do trên nên kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương thường được kiểm toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán tài chính.
Xem thêm: bancassurance là gì, vai trò của nguồn nhân lực

Vai trò của tiền lương

Xem đầy đủ: chức năng của tiền lương