Hướng dẫn bảo dưỡng xe đạp
Đa số những chiếc xe đạp sẽ dính bùn đất sau một thời gian sử dụng cũng như tác động của môi trường như khi sử dụng trong điều kiện đường mưa và ướt. Nhiều chủ nhân còn bỏ xó chiếc xe của mình sau khi đi đường mưa về, tạo điều kiện cho rỉ sét hình thành trên một số bộ phận. Việc đầu tiên cần làm, tất nhiên là rửa cho chiếc xe được sạch sẽ. Bước này đơn giản chỉ giúp chiếc xe trở nên sạch. Văng hết lớp bùn dính trên thân và các bộ phận truyền động hay phanh.

Bước 1: Rửa xe

Bạn sẽ cần xô đựng nước và xà phòng rửa bát, chất loại bỏ dầu mỡ khỏi xe đạp và chất bôi trơn, sản phẩm làm sạch xe đạp thể thao chuyên dụng. (có thể dùng chất tẩy rửa của sunlight hoặc bột giặt), găng tay cao su, khăn lau và bàn chải cọ có đầu cứng. Lưu ý chạm tới những bộ phận nhỏ như các trục, bộ truyền động, bộ phanh trước/sau và tầng đĩa. Những mẫu xe đạp thể thao đời mới đa số lớp sơn đều được phủ nano chống xước dăm. Tuy nhiên vẫn lưu ý phải dùng chổi hoặc khăn mềm.

Sau khi rửa xong ta dùng khăn mềm và khô để thấm nước lau khô các chi tiết trên thân xe, sau đó sử dụng dầu hỏa hoặc bình xịt chuyên dụng vệ sinh từng mắt xích rồi dùng khăn sạch lau khô phía dưới. Tuyệt đối không sử dụng dầu nhớt xe máy để làm sạch. Hoặc bôi trơn xích bởi đặc tính của dầu nhớt xe máy bám bụi rất nhanh, khiến xích càng nhanh đóng bẩn.

Bước 2: Tháo xe, vệ sinh các chi tiết nhỏ

Tiến hành tháo rời từng bộ phận nhỏ trên xe như bánh trước/sau, cổ phốt, giảm xóc, trục giữa. Đa số các mẫu xe thể thao đời mới chỉ cần thao tác rất đơn giản là có thể tháo rời các chi tiết lớn. Một số chi tiết nhỏ hơn như cổ phốt, cùm phanh, trục thì phải dụng bộ dụng cụ chuyên dụng riêng (vít, lục giác).


Sau khi tháo rời hai bánh trước và sau. Tháo cổ phốt xe và bộ giảm xóc phía trước để vệ sinh. Đối với loại giảm xóc trước dạng bơm dầu, kiểm tra trên thanh cổ phốt xem có vết dầu hoặc vết bẩn do dầu chảy không. Nếu phát hiện các vết này, thường thì do nguyên nhân là bị rách phớt dầu bên trong. Thay phớt dầu cũng khá đơn giản và dễ dàng mua tại các trung tâm. Sau đó sử dụng dung dịch RP7 xịt quanh hai thanh của giảm xóc. Lau bằng khăn sạch, bôi thêm mỡ chịu nhiệt (mỡ cantex, có độ dẻo cao) vào hai thanh giảm xóc và lỗ cổ phốt. Trong quá trình thực hiện cũng nên đi găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Tiếp theo tháo rời hai trục của bánh xe. (trục giữa và trục sau) để vệ sinh bộ phận vòng bi ở bên trong. Đây là bộ phận rất quan trọng, nếu phát hiện cát hoặc bùn phía trong ổ bi phải tháo ra và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó bôi mỡ chịu nhiệt vào bên trong. Cơ cấu ổ bi của cả ba trục (moay-ơ) đều giống nhau, việc vệ sinh và tháo lắp cũng trên nguyên lý như nhau.


Trục giữa là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất. Nên thường xuyên kiểm tra ổ bi phía bên trong.

Bước 3: Lắp xe và kiểm tra

Sau khi đã làm sạch các chi tiết nhỏ, tiến hành lắp ráp lại chiếc xe. Khâu quan trọng nhất trong bước 3 là kiểm tra lại các chi tiết đã vận hành chính xác chưa. Và điều chỉnh bộ đề (tốc độ) của xe. Sao cho vận hành trơn tru nhất có thể.

Sau khi lắp cổ phốt và bộ giảm xóc, tiến hành lắp bánh trước của chiếc xe. Khi lắp bánh trước, người dùng nên kiểm tra cùm phanh (dạng đĩa) phía trước xem má phanh đã mòn chưa. Nới lỏng hai ốc bắt cùm phanh, sau đó xoay bánh trước một vòng. Bóp chặt tay phanh, giữ nguyên và siết chặt hai ốc bắt (phía trên và dưới). Sau đó, thả tay phanh và kiểm tra xem khoảng cách tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh đã đều nhau chưa. Quay bánh xe, kiểm tra độ bóp nhả của phanh. Nếu cảm giác tay phanh vẫn gợn, không đều thì kiểm tra đĩa phanh. Đĩa phanh xe đạp ở Việt Nam thường bị vênh do điều kiện sử dụng, có thể dùng kẹp nắn đĩa phanh (parktools) để nắn lại sao cho đều.

Tiến hành lắp trục sau, kèm việc chỉnh lại bộ đề (tốc độ) của xe. Lắp bánh xe, sau đó quay thử và phát hiện tiếng kêu ở xích. Thường thì việc lắp bộ đề phía sau sẽ gặp rắc rối bởi người dùng phải chỉnh theo cỡ. Sao cho xích không bị gợn (căng quá hoặc trùng quá). Bộ đề phải lên, xuống đều đặn, không gây tiếng ‘cạch’ quá lớn.

Sẽ khá mất thời gian ở công đoạn căn chỉnh lại xích và bộ đề (tốc độ).


Cuối cùng, kiểm tra giảm xóc trước (dầu). Giữ hai tay lái, bóp phanh trước đồng thời nhún đều tay. Nếu giảm xóc đàn hồi lại nhẹ nhàng, chứng tỏ chiếc xe đã được lắp ráp ổn định. Nếu khi nhún, giảm xóc lên nhanh quá (bị chảy dầu). Hoặc lên chậm (do thừa dầu bên trong) thì phải tháo ra kiểm tra lại. Mỗi hãng sản xuất giảm xóc như Suntour, Fox hay Rock Shok đều có quy chuẩn cho lượng dầu ở bên trong giảm xóc.

Không có định mức cụ thể cho việc bảo dưỡng, hay bao lâu phải chăm sóc xe đạp một lần. Việc này tùy thuộc nhiều vào thời gian sử dụng. Những cung đường đạp xe và cả cảm giác của người lái. Tuy nhiên, việc thường xuyên vệ sinh, chăm sóc có thể giúp chiếc xe luôn vận hành chính xác nhất, tạo cảm giác thỏa mái hơn cho người đạp khi di chuyển trên những cung đường.
Mời bạn xem thêm: https://xedapdiengiarehn.blogspot.com/


FXBIKE