Tạo môi trường ổn định cho trẻ
Để điều trị và chăm sóc trẻ tự kỷ dễ hơn, thì lời khuyên thứ hai mà chúng tôi muốn chia sẽ chính là sự nhất quán ở môi trường sống.
Bất cứ bố mẹ nào cũng phải có hiểu biết về bệnh và các dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Để khi thấy con mình bắt đầu có những dấu hiệu đó thì tiến hành điều trị ngay. Không nên đợi kết quả khám mới bắt đầu tìm cách điều trị. Bởi vì với hội chứng này, càng được quan tâm điều trị sớm thì khả năng trẻ hòa nhập lại với cuộc sống càng cao. Khi có biện pháp điều trị sớm sẽ giúp trẻ giảm được những hậu quả mà bệnh mang lại sau này.



Bạn phải dành nhiều thời gian hơn để quan sát con mình. Chú ý bất cứ điều gì tác động khiến bé có hành vi tiêu cực và tích cực. Để từ đó điều chỉnh giảm sự tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của bé. Thường xuyên động viên giúp đỡ con, đừng bao giờ so sánh con với những bạn cùng lứa. Vì đôi khi sẽ làm bé mặc cảm khi thua kém và thấy tự thu mình sẽ không bị bố mẹ chê bai. chăm sóc bé khi mọc răng

Đây là một dạng của bệnh tâm lý, nên quá trình diễn biến, suy nghĩ của trẻ rất khó đoán. Để con mình mau khỏi, các bố mẹ phải kiên nhẫn, đừng bao giờ buông xuôi. Vì thật ra trẻ luôn muốn giao tiếp với bạn nhưng lại không biết phải nói như thế nào.

Đối với những trẻ tự kỷ, chúng chỉ tự tạo cho mình ngôn ngữ riêng để giao tiếp trong một môi trường nhất định. Và không thể giao tiếp với môi trường khác. Ví dụ khi ở nhà, trẻ sẽ có một cách riêng để tự giao tiếp, nhưng khi đến trường lại không thể làm được ngay. Mà phải mất rất nhiều thời gian để sử dụng ngôn ngữ giao tiếp đó vào môi trường mới. Chính vì thế bố mẹ phải tạo ra không gian giống nhau cho trẻ để giúp trẻ tích lũy được ngôn ngữ đó. Chính khả năng tạo ngôn ngữ kí hiệu giao tiếp đó nên trẻ tự kỷ sẽ đạt kết quả cao nhất khi làm theo một khung thời gian cố định. Vì thế, bố mẹ phải cố định các khung giờ cho trẻ. Như giờ ăn, giờ ngủ, giờ thực hiện các bài tập trị liệu, giờ học...

Bên cạnh đó, cũng như bao đứa trẻ khác, trẻ tự kỷ cũng thích được bố mẹ khen ngợi. Bố mẹ phải thường xuyên để ý trẻ, khi trẻ học được một khả năng giao tiếp phải tuyên dương trẻ.

3. Sử dụng kênh phi ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ
Trẻ tự kỷ có khuynh hướng không muốn giao với tiếp thế giới bên ngoài. Chính vì thế bố mẹ cần sử dụng các kênh phi ngôn ngữ để giap tiếp với trẻ. Tạo nên sự gắn bó giữa trẻ với bố mẹ. Dần dần mở rộng giao tiếp với nhiều người.


Hãy thực hiện giao tiếp ngay cả khi bạn dùng ánh mắt để nhìn trẻ hoặc bạn có thể sử dụng những biểu hiện âu yếm – vuốt ve trẻ. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một trong những điều cực kỳ cần thiết trong chăm sóc trẻ tự kỷ. Bạn hãy chú ý đến giọng nói của mình khi giao tiếp cùng trẻ. chăm sóc em bé mới sinh như thế nào

Bên cạnh đó, nhờ những tín hiệu phi ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu được trẻ đang nghĩ gì. Từ việc quan sát tín hiệu phi ngôn ngữ trong biểu hiện của trẻ như: nét mặt, âm thanh trẻ phát ra, những cử chỉ cho thấy trẻ thường làm khi cảm thấy mệt, đói hay đơn giản là khi trẻ muốn đòi bạn cho trẻ một thứ gì đó.


Đối với trẻ tự kỷ, bố mẹ hãy nhẫn nại và dành nhiều thời gian bên trẻ, vui đùa cùng trẻ. Để gắn kết sợi dây tình cảm giữa trẻ và bạn. Từ đó nối kết trẻ với thế giới bên ngoài. Phá tan đi sợi dây tự kỷ của trẻ - giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng để có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Hy vọng với những chia sẻ về chắc chăm sóc trẻ tự kỷ của chúng tôi sẽ giúp bạn và bé yêu vượt qua căn bệnh tự kỷ. Mang lại những gì tốt đẹp nhất cho bé yêu của bạn.