Gần 70 nông dân Buôn Ma Thuột cuối tuần qua cắp bút đến một lớp học về hợp tác công tư để phát triển cà phê bền vững. Họ học cách trồng cà phê dù có người đã quá nửa đời gắn bó với loài cây này.

Ông Châu Ngọc Bằng sở hữu 2,5 ha cà phê tại thôn Tiến Đạt, xã Quảng Tiến, huyện Cư M'ga, Đăk Lăk. Ông có 2 vườn cà phê. Một vườn có 1.600 gốc được trồng từ năm 1987, vườn kia 1.200 gốc trồng năm 1989. Ông Bằng là một trong số ít nông dân hiện nay chủ động tiếp cận kỹ thuật trồng hiện đại bằng cách nghiên cứu sách báo, radio, học hỏi phương pháp trồng trọt từ các chương trình hỗ trợ phát triển bền vững để ứng dụng vào canh tác của mình. Vườn 1.600 gốc cà phê năm 1987 của ông đang được tái canh, tức trồng lại cây mới, bỏ đi thế hệ cây già cỗi. Như vậy nghĩa là ông đang chấp nhận mất hơn một nửa sản lượng cà phê trong 2 mùa, đồng nghĩa với giảm một nửa thu nhập kinh tế gia đình, vì trồng một cây mới phải 2 năm mới cho trái. Tag: may thoi khi



Ở Eakao, Đăk Lăk, ông Trần Đăng Hữu làm chủ khu vườn 1.800 gốc cà phê 20 năm tuổi. Chỉ một cây già còi cọc ở giữa vườn, ông Hữu nói rằng đúng ra phải thay thế cây này bằng một cây mới, song ông tiếc sẽ mất đi hàng chục tấn cà phê một năm trong thời gian trồng cây mới. Vườn của ông Hữu chỉ có vài chục cây trồng mới. "Tôi biết về lâu dài sẽ thiệt thòi nhiều vì cây già chết trong khi không kịp trồng mới, nhưng tôi sẽ nghĩ cách để thay cây mà không ảnh hưởng năng suất", ông chủ vườn tự an ủi. Vườn cà phê này mang lại cho gia đình ông Hữu khoản thu nhập 800 triệu đồng một năm, trong đó lợi nhuận chừng một phần ba. Gia đình ông không có nghề nào khác ngoài việc trồng "cà".

Cũng như vườn ông Bằng và ông Hữu, khoảng 25% diện tích cà phê Việt Nam đang già cỗi và 20% khác có nguy cơ già cỗi trong số 650.000 ha cà phê cả nước. Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học đều lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cà phê trong tương lai, kéo giảm xuất khẩu. Ngược lại, nông dân - những người trực tiếp sản xuất và thụ hưởng thành quả công lao động của mình - dường như chưa quan tâm nhiều đến thực trạng này. Họ chăm bón cho cà phê theo kiểu sản xuất tiểu nông như bao đời nay. Họ tưới nước ào ạt, phân bón tối đa, dùng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, hái sớm cà phê nên trái kém chất lượng, chi phí sản xuất tăng cao... Kết quả là năng suất cà phê thấp, giá rẻ, thu nhập giảm, quan trọng hơn, hàng chục nghìn ha cà phê đang già cỗi và èo uột dần trong khi không kịp trồng mới để thay thế.

Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho rằng tình trạng già hóa cà phê vì nhiều lý do. Bên cạnh thói quen canh tác tự phát thủ công của nhà nông còn có nguyên nhân những năm 90 diện tích trồng cà phê phát triển quá nhanh, chất lượng giống lại không cao. Vị tiến sĩ nói: "Cách khắc phục hiệu quả nhất là giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác truyền thống thành hiện đại, ứng dụng kỹ thuật và đặc biệt là sử dụng các hạt giống tốt". Tag: máy sục khí nuôi tôm

WASI là một trong những đơn vị vài năm gần đây đã hỗ trợ nhiều cho nông dân trồng cà phê về kỹ thuật trồng hiện đại và cây giống. Năm 2013 WASI đã lai tạo nhiều giống mới và mang đến nông dân hơn 2 triệu cây cà phê vối (Robusta) cho năng suất cao hơn giống truyền thống, kháng tuyến trùng và ra quả to. Để làm được điều này, Viện cũng phải phối hợp với nhiều chương trình hợp tác công tư khác mới tiếp cận hiệu quả đến nông dân.

Hợp tác công tư phát triển cà phê bền vững (PPP) và dự án tưới nước tiết kiệm là hai trong số nhiều chương trình đang được các đơn vị triển khai hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên là Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận hỗ trợ nông nghiệp của một chương trình phát triển cà phê, cho biết: "Chúng tôi giúp nông dân tái canh bằng cách trồng cây mới hoặc ghép trên gốc cũ, phối hợp với WASI đưa cây giống tốt đến nông dân, tập huấn cho họ cách tưới nước tiết kiệm, tỉa cành, bón phân, xử lý sau thu hoạch...". Dự kiến năm nay chương trình PPP sẽ mang 4 triệu cây giống mới cho nhà nông. Chương trình này năm 2013 được Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cùng Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá là dự án hợp tác công tư thành công nhất từ trước đến nay.

Lớp học cuối tuần qua tại Buôn Ma Thuột là do các nhà hoạch định chương trình PPP tổ chức với sự có mặt của 6 "nhà" là nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học, nhà băng và nhà chứng nhận. Các "nhà" cùng học về việc tổ chức nông dân trồng cà phê thành những nhóm PPP và tiến tới mô hình hợp tác xã PPP. Khác với các hợp tác xã nông nghiệp trước đây, hợp tác xã PPP xây dựng với mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị. Nông dân trồng cà phê hợp thành nhóm và bầu ra ban quản trị để thay mặt nhà nông mua phân thuốc từ công ty vật tư đầu vào và bán cà phê cho doanh nghiệp thu mua, khép kín chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra. Chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng kho hợp tác xã để trữ hàng hóa. Tag: máy sục khí oxy

Là trưởng một nhóm 62 nông dân PPP, ông Châu Ngọc Bằng cũng nhận xét: "Người nông dân trồng cà phê ngày nay phải hợp tác với các nhà khác thì mới bền vững được". Ông Bằng tham gia nhiều nhóm hợp tác công tư, mỗi nơi ông học được một ít kỹ thuật canh tác để áp dụng vào vườn cà phê của mình. Ví dụ như học được cách tưới nước tiết kiệm cho cây bằng cách tưới theo số lượng và chu kỳ nhất định, ông Bằng tiết kiệm 3 triệu đồng tiền dầu cho mỗi mùa tưới. Mỗi năm thu hoạch 4 tấn cà phê nhân (tương đương 20 tấn tươi), người nông dân này lời 50%.

Ngôi nhà của gia đình ông Bằng được xây dựng nhờ những hạt cà phê màu mỡ của vùng đất đỏ bazan. Từ căn nhà lụp xụp, năm 2001 ông Bằng bán 23 tấn cà phê để xây lại ngôi nhà khang trang rộng 178 m2, nuôi 5 con và 13 cháu học hành thành đạt. Người đàn ông quê Quảng Nam dáng vẻ khắc khổ bỏ xứ vào Tây Nguyên từ năm 1981 làm thuê rồi mua gom đất trồng cà phê, ngày nay có thể cười mà giãi bày: "Tôi vẫn tiếp tục học cách trồng cà phê".

Nguồn: giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/hoc-cach-trong-ca-phe-tren-thu-phu-vang-nau-2984389.html?utm_source=search_vne