Tìm hiểu Phụ kiện tháp giải nhiệt tại Việt Nam
Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, như là bộ tản nhiệt của ô tô, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể.Mỗi một nhà máy sử dụng một tháp giải nhiệt với các thông số kỹ thuật khác nhau vì thế trong quá trình sử dụng hay mua mới tháp giải nhiệt cần phải lưu ý tính toán chọn tháp giải nhiệt với các thông số kỹ thuật chính xác để đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt của máy.
Tháp giải nhiệt cooling tower được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước, thải ra khí quyển qua hình thức bốc hơi nước. Thời gian gần đây, thiết bị này đang được sử dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp để làm mát nước nhanh chóng, hiệu quả. Và vì mỗi nhà máy, xí nghiệp lại sử dụng một sản phẩm tháp giải nhiệt công nghiệp với các thông số kỹ thuật khác nhau nên người dùng cần phải chú ý tới các công thức tính toán để chọn sản phẩm có thông số phù hợp, đáp ứng được nhu cầu làm mát của doanh nghiệp mình.
Người dùng cần tính chọn tháp giải nhiệt phù hợp với yêu cầu công việc của đơn vị mình


Chi tiết hơn tại: tháp giải nhiệt liang chi giá rẻ
Hướng dẫn cách tính chọn tháp giải nhiệt chính xác nhất
Tính công suất tỏa nhiệt của Tháp giải nhiệt 20RT: để xác định được công suất làm mát của tháp hạ nhiệt, người dùng cần phải xác định chính xác công suất tỏa nhiệt của hệ thống máy móc trong nhà xưởng. Nếu không có thông số của nhà sản xuất về công suất tỏa nhiệt của hệ thống, bạn có thể căn cứ vào những thông số như: nhiệt độ nước trước khi vào hệ thống, nhiệt độ nước sau khi ra hệ thống, lượng nước vào – ra hệ thống. Khi đã có đủ các thông số này, người dùng chỉ cần áp dụng theo công thức: Q=C*M*(T2-T1). Trong đó: Q là công suất tỏa nhiệt của hệ thống, C là nhiệt dung riêng của nước 4200 (J/kg*K), M là khối lượng của nước, T2-T1 là nhiệt độ sau trừ nhiệt độ ban đầu. Kết hợp với các yếu tố như: diện tích mặt bằng, nhiệt độ môi trường, người dùng có thể tính ra được sản phẩm tháp giải nhiệt cooling tower có công suất tương đương với yêu cầu công việc.
Chọn bơm cho tháp giải nhiệt: để chọn được bơm phù hợp, bạn cần xác định 2 yếu tố là lưu lượng và áp suất của bơm. Lưu lượng của bơm được xác định qua tháp còn áp suất được xác định qua vị trí giữa bơm và tháp, kích thước đường ống và hướng đi của đường ống. Khi có đủ các thông số này người dùng sẽ chọn lựa được mã bơm cần thiết cho tháp.
Tính thể tích bể trung gian: bể trung gian của hệ thống tháp giải nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt Tashin phải đảm bảo lớn hơn một thể tích Vmin nhằm đảm bảo tính liên tục của bơm và khả năng tuần hoàn của hệ thống. Thể tích của bể được xác định qua 2 yếu tố là thể tích đường ống và công suất làm lạnh của hệ thống. Công thức tính là Vmin=6.5 * Q + Vdo (lít). Trong đó, Q là công suất làm mát của hệ thống tháp hạ nhiệt tính theo đơn vị KW, Vdo là thể tích của đường ống.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý khách biết cách tính chọn tháp giải nhiệt phù hợp với yêu cầu công việc của đơn vị mình. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ chúng tôi theo số máy để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí.
Chênh lệch nhiệt độ 2 (5,50C)=Nhiệt độ nước đã được giải nhiệt 32,2 0C – Nhiệt độ bầu ướt (26,7 0C)
Tải nhiệt của một tháp giải nhiệt do quá trình sử dụng nước đã được giải nhiệt quyết định. Mức độ làm mát cần có làm do nhiệt độ hoạt động mong muốn của quá trình. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta cần có nhiệt độ thấp để tăng hiệu suất của quá trình hoặc để nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số thiết bị ứng dụng (như động cơ đốt trong) lại yêu cầu nhiệt độ hoạt động cao. Kích thước và chi phí của tháp giải nhiệt tăng khi tải nhiệt tăng. Cần tránh mua thiết bị kích thước nhỏ quá (nếu tải nhiệt được tính thấp quá) và thiết bị quá cỡ (nếu tải nhiệt được tính cao quá).
Trên đây là công thức, cách lựa chọn công suất hoạt động của tháp giải nhiệt phù hợp với hiệu quả sử dụng của từng đơn vị. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam. Chúng tôi rất mong muốn được phục vụ khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống làm mát.