Viêm họng cấp là một căn bệnh khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh trở nên nguy hiểm đối với trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ biết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, thuốc và cách chữa trị khi trẻ bị viêm họng cấp.

Tình trạng viêm họng cấp ở bé là điều mà không bậc phụ huynh nào muốn con gặp phải. Nhưng nếu như chẳng may bé bị như vậy, thì đâu là nguyên nhân của việc này? Đâu là triệu chứng để nhận biết bé đã bị bệnh? Hãy cùng đọc ngay các thông tin cần thiết dưới đây.

1/ Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ


Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng cấp là virus, do sức đề kháng của trẻ còn kém mà có tới 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A gây viêm họng ở trẻ nên trẻ rất dễ bị viêm họng cấp. Thời tiết lạnh, môi trường ẩm ướt là điều kiện để vi khuẩn phát triển, kèm theo viêm họng cấp bé sẽ sốt cao lên tới 39, 40 độ. Khi mắc bệnh, bé sẽ bị khàn tiếng, chảy nước mũi hoặc tắc mũi, ho khan, hạch vùng cổ, viêm tấy, khiến trẻ sưng đau lên ở vùng tai và khó nuốt.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, giao mùa, thời tiết quá lạnh, độ ẩm cao, khói thuốc lá, bụi đường cũng là những nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ.

2/ Các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ


Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em

Khi bắt đầu nhiễm virus, biểu hiện đầu tiên của trẻ sẽ là những lần hắt hơi, cường độ càng nhiều lên, ngứa mũi, hơi nặng đầu, tay chân mỏi mệt.

Khi thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói.

Khi mũi bị viêm sinh ra dịch nhày chảy xuống họng dẫn tới viêm họng thì bé sẽ không thể tự thở bằng mũi mà sẽ phải thởi bằng miệng. Không khí đi vào trong cơ thể không được làm ấm vào qua mũi mà đi thẳng xuống họng, trẻ dễ dàng bị tổn thương khiến các bệnh về đường hô hấp dễ dàng lây lan ở trẻ.

Còn khi được đưa đến bác sẽ quan sát thì thấy toàn bộ phần niên mạc tại mũi và họng rực đỏ, phù nề, hai bên amiđan sưng to, có thể có mủ hoặc bựa trắng phủ trên bề mặt. Các triệu chứng thường xuất hiện trong 3-4 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3/ Các biến chứng của viêm họng cấp ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm họng cấp các triệu chứng chỉ xuất hiện trong 3 - 4 ngày sau đó giảm dần và mất đi các triệu chứng đau rát cổ họng. Nếu khi trẻ bị viêm họng cấp bội nhiễm thì các triệu chứng có thể kéo dài hơn và có biến chứng nhẹ như viêm mũi, phế quản, viêm tai, nặng thì viêm vi cầu thận, viêm họng cấp do nấm hoặc viêm khớp cấp.

4/ Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng cấp


Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Những trường hợp bé bị viêm họng cấp, hầu hết các mẹ đều cho điều trị bằng cách súc miệng muối và nước muối. Rất hiếm các trường hợp mẹ cho bé sử dụng kháng sinh, trừ khi là viêm họng nặng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là đừng tự tiên sử dụng kháng sinh khi bị viêm họng cấp kẻo nhờn thuốc và hậu quả không tốt.

Đối với những trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38 độ thì việc ưu tiên nhất là đưa trẻ đi khám, vì trẻ có thể sẽ có biến chứng sốt cao co giật. Cần cho bé nhà bạn uống đúng thuốc, đủ liều và đúng thời gian theo đơn thuốc của bác sĩ.

Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi đã xác định được nguyên nhân là do vi khuẩ, Hoặc một số giải pháp khác mà mẹ có thể dùng đó là dùng xông họng, khí dung bằng các loại kháng viêm, kháng sinh. Các loại kháng sinh hay dùng có thể là rovamycin.
  • Điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cho trẻ nhất là vùng ngực, cổ, nên gang bàn chân cho bé, cho trẻ nghỉ ngơi nhưng cũng không ủ ấm quá mức 25 độ C.
  • Súc miệng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối loãng.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Trẻ vẫn còn đang trong thời gian bú sữa mẹ cần tăng cường số lần bú trong ngày.
  • Nếu trẻ bị sốt nên bù nước cho trẻ và chất điện giải bằng cách cho trẻ uống Oresol với liều lượng như sau: bé dưới 2 tuổi dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày; bé 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày; trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
  • Không nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc co mạch kéo dài như Otrivin,… không để bé tự dùng tay móc mũi, dụi mũi.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho các mẹ để phòng tránh cho các bé khỏi bị viêm họng cấp. Nhưng nếu thấy bé dưới 12 tháng tuổi sốt cao thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Phải có cách điều trị hợp lý không nên lạm dụng thuốc, tránh các thuốc kháng sinh viêm họng cấp cho trẻ.

Bạn đang xem bài viết: Viêm họng cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Viêm Họng
Nguồn: http://chikhiethau.com